Lưới Thủy Tinh Chống Thấm tại Phú Yên
Giá 200000đ-220.000đ/ 50m2, 3.5kg, ô 5x5mm, đt:0799358869,Lưới thủy tinh gia cường chống nứt và chống thấm, với độ bền cao, hiện đang được sử dụng phổ biến cho các công trình xây dựng nhà ở dân dụng và công trình thương mại, công nghiệp. Lưới thủy tinh là vật liệu dạng lưới không gợn sóng, được dệt từ các sợi thủy tinh có thành phần chủ yếu là Silicate, với đặc tính oxy hóa (kiềm) và chịu nhiệt rất tốt, tính ổn định hóa học cao.
Lưới Thủy Tinh Là Gì?
Lưới thủy tinh, tên tiếng Anh là glass mesh hoặc glass grid, là vật liệu chống thấm và gia cố chống nứt phổ biến trong ngành xây dựng. Lưới thủy tinh được làm từ các sợi thủy tinh dệt lại với nhau. Bản chất sợi thủy tinh có đặc tính chống oxy hóa, chịu lực tốt, độ bền cao nên thường được dùng để gia cố bề mặt tường chống nứt gãy, chống thấm cho công trình. Sử dụng lưới thủy tinh chống thấm giúp kéo dài độ bền cho công trình, đồng thời mang lại tính thẩm mỹ cao hơn, hạn chế xuất hiện các vết nứt thấm, vết mốc loang lổ trên tường hoặc trần nhà.
Ưu Điểm Nổi Bật của Lưới Thủy Tinh Glass Mesh
Lưới thủy tinh glass mesh được sử dụng phổ biến trong các công trình xây dựng bởi những ưu điểm vượt trội mà loại vật liệu này mang lại như:
- Độ bền cao: Lưới thủy tinh gia cường chống thấm có thành phần hóa học ổn định, có thể chịu nước, chịu kiềm và axit, không bị bê tông và các chất khác ăn mòn.
- Khả năng kết dính tốt: Glass mesh có khả năng kết dính rất tốt nên thường được dùng làm vật liệu gia cố cho các loại vật liệu cách âm cách nhiệt như bông khoáng, xốp EPS, XPS, cao su non, v.v…
- Trọng lượng nhẹ, cấu trúc phẳng: Lưới thủy tinh có trọng lượng nhẹ, khả năng định vị tốt, cấu trúc bằng phẳng không bị biến dạng.
- Chịu lực tốt: Khả năng chịu cường lực và chịu lực tốt, được gia cường chống nứt cho những vị trí dễ bị nứt gãy, sụt lún.
- Không thấm nước: Lưới thủy tinh glass mesh không thấm nước vì vậy có thể ngăn ngừa ẩm mốc và côn trùng phát triển.
Ứng Dụng của Lưới Thủy Tinh
Lưới thủy tinh với đặc tính chống nước và khả năng chịu lực tốt được biết đến với tác dụng làm vật liệu gia cường, chống nứt, chống thấm cho các công trình nhà ở dân dụng và công trình thương mại, công nghiệp:
- Gia cố bề mặt tường, chống nứt tường: Khi tường bị nứt, nước sẽ chảy theo các vết nứt xâm nhập vào bên trong tường gây ra các vết loang trên tường. Sử dụng lưới thủy tinh sẽ giúp hạn chế hình thành các vết nứt bề mặt, từ đó tường không bị thấm, ẩm mốc và có tính thẩm mỹ cao hơn.
- Kết hợp với chất chống thấm lỏng: Lưới thủy tinh kết hợp với chất chống thấm lỏng, chống thấm chuyên dụng cho các vị trí xung yếu như góc tường, trần, mái nhà.
- Kết hợp cùng các loại vật liệu cách âm cách nhiệt: Bông khoáng, xốp EPS foam, xốp XPS, tấm thạch cao, cao su non… tăng cường khả năng chịu lực cho tường, tăng hiệu quả cách âm cách nhiệt cho vật liệu.
- Chống cường hóa sàn bê tông: Trụ bê tông, các ống khói…
- Chống nứt tại các vị trí mối nối: Của tường thạch cao, trần thạch cao.
- Sử dụng với tường có lắp đặt các vật liệu cách âm, cách nhiệt.
Thi Công Lưới Thủy Tinh
Thi công lưới thủy tinh không quá phức tạp nhưng tùy thuộc vào từng công trình, nhu cầu và mục đích sử dụng sẽ có một số chú ý khi thi công để đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất.
Đầu tiên cần chọn lưới thủy tinh với độ dày và kích thước phù hợp, định lượng bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào độ dày lớp vữa tô. Ví dụ, lớp vữa dày cần sử dụng lưới thủy tinh có định lượng lớn, ngược lại lớp vữa mỏng hơn sẽ dùng lưới thủy tinh có định lượng nhỏ hơn.
Phương Pháp Thi Công Lưới Thủy Tinh Phổ Biến:
- Thi công gia cường, chống nứt cho tường:
- Khi việc xây tường hoàn thành, trát thêm một lớp vữa mỏng từ 1mm — 3mm để tạo độ che phủ phần tường gạch thô.
- Khi lớp vữa mỏng còn ướt, trải lưới thủy tinh theo chiều dọc từ trên xuống, chú ý tấm sau chồng mí lên tấm trước.
- Tiếp tục trát lớp vữa thứ 2 lên trên lớp lưới thủy tinh, dùng bàn chà tạo độ phẳng cho tường.
- Thi công với tường có sử dụng vật liệu cách âm cách nhiệt:
- Tường gạch sau khi đã xây xong, thi công và lắp các loại vật liệu cách nhiệt.
- Phủ một lớp vữa mỏng từ 1mm — 3mm, sau đó đặt lưới thủy tinh lên trên tường vừa trát theo chiều dọc từ trên xuống. Chú ý lưới thủy tinh cần gắn vào tường khi lớp vữa còn ướt và các tấm lưới sau gắn chồng lên tấm trước.
- Cuối cùng trát lớp vữa hoàn thiện và quét sơn hay trang trí bên ngoài.